Menu
Menu
vi / en
Close
vi / en

Hàng năm, vào dịp 27/7, mỗi chúng ta đều bồi hồi xúc động, thành kính, ghi nhớ công ơn của các anh hùng, liệt sĩ và những người lính đã đổ xương máu để bảo vệ tổ quốc cho chúng ta có cuộc sống hòa bình, hạnh phúc.

Hàng năm, vào  dịp 27/7, mỗi chúng ta đều bồi hồi xúc động, thành kính, ghi nhớ công ơn của các anh hùng, liệt sĩ và những người lính đã đổ xương máu để bảo vệ tổ quốc cho chúng ta có cuộc sống hòa bình, hạnh phúc. Sáng nay, tại hội trường, Tổng Công ty đã tổ chức buổi nói chuyện chuyên đề với đại tá – nhà văn Chu Lai để giúp CBCNV có dịp hiểu hơn về "Tình yêu con người trong chiến tranh và trong cuộc sống" hướng tới kỷ niệm ngày thương binh liệt sỹ 27.7.2013.

 

000

 

 

 

Là một nhà văn quân đội trưởng thành kháng  trong chiến chống Mỹ cứu nước, nhà văn Chu Lai không chỉ được biết đến như một tác giả nổi tiếng với những truyện ngắn, tiểu thuyết viết về người lính, về chiến tranh như: Nắng đồng bằng, Sông xa, Ăn mày dĩ vãng mà ông còn là một chiến sỹ đặc công đã từng trực tiếp cầm súng tham gia chiến đấu. Vì vậy, bằng ngôn ngữ, ông đã tái hiện một cách chân thực cuộc kháng chiến đầy anh hùng và bi tráng của dân tộc. Chúng ta có thể cảm nhận được tính nhân văn sâu sắc, trong đó có tình yêu con người trong những câu chuyện của ông.

 

Ông chia sẻ: từ một sinh viên ngành y, lại đang là một diễn viên biểu diễn trên sân khấu, tôi quyết định gác tất cả, gác cả chuyện tình yêu để lên đường trở thành người lính cầm súng cũng một phần vì văn học, vì cái gien văn chương của ông cụ thân sinh truyền cho. Ông lên đường không phải vì giác ngộ, vì một áp lực nào đó mà vì động cơ rất vô tư của một thanh niên tuổi đôi mươi muốn trải nghiệm, muốn sống với lý tưởng cao đẹp trở thành một người lính chiến đấu trong quân ngũ. Chính vì lẽ đó mà ông đã gửi được những gì chân thực nhất của chiến tranh, của tình yêu vào những trang sách viết về người lính.

Tình yêu trong chiến tranh được nhà văn Chu Lai khắc họa dưới nhiều góc độ: …Là tình yêu lứa đôi khi nhà văn kể lại câu chuyện tình yêu của mình với một nữ sinh trường Trưng Vương – một tình yêu trong sáng và đầy mãnh liệt, nhưng nó giống như bao câu chuyện tình yêu đôi lứa trong chiến tranh khác, cũng dang dở bởi sự khắc nghiệt của cuộc chiến; …là tình yêu của những người đồng đội vui đùa trước giờ ra trận, là cả tuần phục kích để đưa xác đồng đội trở về mai táng… Cùng với những câu chuyện thực tế, nhà văn Chu Lai đã đưa ra những suy nghĩ và những quan điểm đầy tính triết lý sâu sắc về tình yêu con người trong chiến tranh, qua đó, những KTS, KS và CBCNV VNCC – trong đó phần lớn là những thanh niên sinh ra sau giải phóng miền Nam hiểu hơn những gian khổ, khốc liệt của cuộc chiến và cảm nhận rõ hơn những giá trị trong chiến tranh. "Cuộc chiến tranh phí phạm nhiều sức lực của đàn ông, phí phạm nét đẹp truyền thống của người phụ nữ. Nhưng giá trị con người là vĩnh cửu".

Tình yêu trong chiến tranh được nhà văn Chu Lai mô tả với những câu chuyện khiến đôi khi người nghe phải bùi ngùi xúc động thì tình yêu trong cuộc sống, và trong hòa bình lại được ông chia sẻ qua những câu chuyện, triết lý rí rỏm và sâu sắc. Khái niệm sợ vợ không phải là sợ vợ của nhà văn đã khiến cả hội trường vỗ tay tán thưởng. Nhưng bằng khái niệm ấy, nhà văn cho chúng ta thấy được những giá trị của người phụ nữ trong cuộc sống gia đình, trong tình yêu.

 

Cuối buổi nói chuyện, nhà văn Chu Lai đã dành ít phút để trao đổi, trò chuyện với CBCNV có mặt tại hội trường. Khi được một cán bộ VNCC hỏi về những nhân vật trong các tác phẩm của nhà văn có phải là những nguyên mẫu ở ngoài đời, tác giả của "Nắng đồng bằng" chia sẻ: trong những câu chuyện của tôi, có 40 – 50% là những nhân vật, những tình tiết, những hình ảnh có thực và 50 – 60% còn lại là hình tượng hóa để thành tác phẩm nghệ thuật… cảm xúc của nhà văn lấy từ hơi thở của đất đai, từ cuộc sống. Và ông thật thà chia sẻ: có tác phẩm, đôi má núm đồng tiền của vợ cũng được dành cho hình ảnh của nhân vật chính trong truyện. Những chia sẻ riêng tư, chân thực của ông giúp buổi nói chuyện thêm thoải mái, nhiều người muốn được ông nói thêm với nhiều câu hỏi dành cho ông, nhưng thời gian của buổi nói chuyện không nhiều.

Chủ tịch HĐTV Nguyễn Thị Duyên, Tổng Giám đốc Đặng Khôi và một số đồng chí trong Ban Lãnh đạo Tổng Công ty, 150 CBCNV đã chăm chú lắng nghe suốt buổi nói chuyện.

Đại diện Tổng Công ty, Tổng Giám đốc KTS. Đặng Kim Khôi cảm ơn nhà văn Chu Lai đã dành thời gian tới thăm và nói chuyện với CBCNV Tổng Công ty, đây cũng là dịp để những KTS, KS của VNCC – những người đang làm nghề tư vấn thiết kế, cũng có chất nghệ sỹ sẽ hiểu kỹ hơn, sâu sắc hơn về những câu chuyện nhà văn chia sẻ .. và hy vọng, sẽ gặp lại nhà văn với một diễn đàn khác.

Nhà văn Chu Lai cũng cho biết, đây là một trong số những buổi nói chuyện đáng nhớ đối với ông, bởi sự quan tâm, chăm chú theo dõi của cả CBNV và các đồng chí lãnh đạo, với sự nhiệt tình đón tiếp của Tổng Công ty và xúc động được biết nhiều CBCNV đã từng đọc những tác phẩm văn học của ông và tới xin chữ ký, chụp ảnh lưu niệm cùng tác giả. Ông mong sẽ có dịp trở lại VNCC để tiếp tục được cùng nói chuyện như hôm nay.

Buổi nói chuyện với đại tá – nhà văn Chu Lai kết thúc trong những tràng pháo tay của cả hội trường…

Những câu chuyện của ông về tình yêu con người trong chiến tranh, trong cuộc sống; buồn có, vui có nhưng tất cả là một triết lý sống: "Giá trị con người là vĩnh cửu"… và chúng ta cần những tình yêu chân chính để gìn giữ giá trị cao đẹp của con người.

 

001

 

003

 

Mọi người chăm chú lắng nghe suốt buổi nói chuyện

 

005

 

Cách nói chuyên lôi cuốn, sâu sắc xen lẫn hài hước khiến mọi người nhiều lúc cười nghiêng ngả

 

004

 

 

Tình yêu trong chiến tranh được nhà văn Chu Lai mô tả với những câu chuyện khiến đôi khi người nghe phải bùi ngùi xúc động

 

016

 

… Thế hệ trẻ hôm nay có cơ hội hiểu hơn những mất mát, hy sinh của cha anh và cảm nhận được cả sức sống của tình yêu trong chiến tranh

 

0015

 

Trước buổi nói chuyện, TGĐ Đặng Kim Khôi đón tiếp nhà văn Chu Lai tại Tổng Công ty

 

006

 

Nhà văn được nhiều CBCNV tới xin chữ ký, chụp ảnh lưu niệm

 

008

 

009