Menu
Menu
vi / en
Close
vi / en

Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành – Đồng Nai là một trong những chiến lược quan trọng nhất của ngành hàng không Việt Nam nhằm giảm tải cho cảng Hàng không Tân Sơn Nhất, nên khung chính sách cần có những đặc thù về bồi thường, hỗ trợ tái định cư, đào tạo, chuyển đổi nghề và ổn định cuộc sống cho người dân. Dự án đang trong giai đoạn đền bù, giải phóng mặt bằng. Chính vì vậy, sáng nay (30.10), tỉnh Đồng Nai và Báo Lao Động đã phối hợp tổ chức hội thảo “Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành - Cần cơ chế chính sách đặc thù về bồi thường, hỗ trợ tái định cư, đào tạo, chuyển đổi nghề và ổn định cuộc sống cho người dân” để đáp ứng nguyện vọng người dân một cách tốt nhất. VNCC rất hân hạnh là nhà tài trợ đồng cho Hội thảo này.

Mở đầu phần tham luận, ông Đinh Quốc Thái – Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, chủ trì hội thảo- cho biết, năm 2006, sau khi dự án quy hoạch tổng thể Cảng hàng không quốc tế Long Thành được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, UBND tỉnh Đồng Nai đã phê duyệt quy hoạch 02 khu tái định cư gồm khu Lộc An – Bình Sơn diện tích 282,35 ha và Khu tái định cư Bình Sơn diện tích 282,3 ha và khu nghĩa trang Bình An 50 ha để bố trí, ổn định cuộc sống của các hộ dân thuộc diện giải tỏa khi thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án.

Ngay sau khi Quốc hội biểu quyết thông qua chủ trương đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành tại kỳ họp thứ 9, khóa 13, ngày 25.5.2015, tỉnh Đồng Nai đã khẩn trương xây dựng “Đề án về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư người dân vùng dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành” và “Khung chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư” trình Trung ương phê duyệt làm cơ sở cho việc triển khai thực hiện. Tỉnh cũng đã tiến hành điều tra thực trạng dân cư, đất đai vùng dự án.

Tỉnh cũng đã đã tổ chức tham vấn ý kiến đại diện của 4.730 hộ dân với gần 15.000 nhân khẩu và 26 tổ chức bị ảnh hưởng bởi dự án bằng phiếu khảo sát. Kết quả 100% hộ dân và tổ chức đồng ý với chủ trương thực hiện dự án. Tuy nhiên, người dân mong muốn khi thực hiện bồi thường phải thỏa đáng, đẩy nhanh tiến độ triển khai bởi trên thực tế người dân đã chờ đợi hàng chục năm qua.

Tuy nhiên, hiện tỉnh Đồng Nai đang còn vướng về các quy định của pháp luật, dự án phải được phê duyệt mới được giải phóng mặt bằng.

Theo tỉnh Đồng Nai, việc triển khai dự án là hết sức khó khăn và phức tạp vì vậy phải có sự lãnh đạo của Chính phủ, các bộ ngành Trung ương… trong công tác chuẩn bị thì dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành mới đủ điều kiện khởi công vào cuối năm 2018, đầu năm 2019 như kế hoạch đã đề ra, đáp ứng nguyện vọng của người dân vùng dự án.

Ông Đặng Minh Đức– Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai- cũng đồng tình rằng cần 1 cơ chế đặc thù về chính sách bồi thường, tái định cư, ổn định cuộc sống người dân.

Tinh thần chỉ đạo của Quốc hội trong việc bồi thường: Bồi thường 1 lần, xây dựng hạ tầng kinh tế xã hội, bảo đảm đời sống của nhân dân trong vùng ảnh hưởng của dự án. Về phía tỉnh Đồng Nai đã chuẩn bị quy hoạch hai khu tái định cư, bố trí nơi ở cho người dân nằm trong ảnh hưởng, bố trí xây dựng khu nghĩa trang ở xã Bình An với tổng giá trị 30,8 tỷ đồng.

Đồng Nai chuẩn bị tinh thần quản lý đất dự án tránh tình trạng tái lấn chiếm, bỏ đất không sử dụng trong thời gian dài, xác định thời điểm tiến độ triển khai dự án, hợp đồng với các HTX trên địa bàn huyện để sản xuất các sản phẩm nông nghiệp, bước đầu tiên tiến hành dây xựng khu tái định cư Lộc An – Bình Sơn. Vị trí của 2 khu tái định cư ngay trên địa bàn Long Thành gần với các cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội, kỹ thuật trên địa bàn.

Về kế hoạch và tiến độ đầu tư, dự án đầu tiên thực hiện khu tái định cư với mức bồi thường cho các khu tái định cư khoảng 5 tỷ đồng.

Ông Đức kiến nghị công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng phải thực hiện ngay từ bây giờ. Thời gian hết sức cấp thiết vì theo tính toán của UBND tỉnh Đồng Nai, công tác bồi thường, hỗ tợ tái định cư của bước 1 đối với 2.750ha đất dự án và khu tái định cư Lộc An – Bình Sơn đề giao cho chủ đầu tư triển khai dự án thì cần có thời gian ít nhất 3 năm.

Ông Lại Xuân Thanh- Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam– cho rằng một số vấn đề cấp thiết của tiến độ triển khai dự án liên quan đến hoạt động ngành hàng không Việt Nam là vấn đề giải phóng mặt bằng, an sinh xã hội luôn – yếu tố quyết định đảm bảo sự thành công của dự án trong cả quá trình thực hiện.

Về tình hình thực hiện hiện nay, chúng ta đang ở trong giai đoạn phát triển ổn định nhưng vẫn nóng, tăng trưởng 22%. Thị trường chúng ta đứng trong top 10 tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới nhưng vẫn đứng thứ 5 trong ASEAN.

Tuy nhiên, vận chuyển 21 triệu hành khách là chưa phù hợp với nhu cầu ngành hàng không. Nhiệm vụ hiện nay là tiếp tục giảm tải cho hoạt động đường bộ tạo nên sức ép với cảng hàng không Tân Sơn Nhất.

Long Thành là một trong những chiến lược quan trọng nhất của ngành hàng không Việt Nam, mục tiêu phục vụ 100 triệu hành khách/năm, giảm tải cho cảng Hàng không Tân Sơn Nhất.

Theo tiêu chuẩn quốc tế, cảng hàng không Tân Sơn nhất chỉ đáp ứng được tối đa 23 triệu khách/năm. Nhưng dự kiến, trong năm nay, cảng hàng không Tân Sơn Nhất dự đạt 26 triệu khách/năm.

Đến ngày 15.10, lượng hành khách qua cảng hàng không Tân Sơn Nhất đã được 21,7 triệu và trong những năm tới con số này sẽ tiếp tục tăng đến trên 30 triệu. Đến mức nào đó, điều này uy hiếp về đảm bảo an toàn khai thác, sẽ phải đóng băng lượng khai thác.

Tháng 6 vừa qua, nhờ nỗ lực cải thiện khu bay, với cấu hình 2 đường bay, cảng hàng không Tân Sơn Nhất đã tăng được năng lực khai thác từ 30-35 chuyến và trong thời gian tới sẽ tăng cao hơn nữa. Tổng số xe ôtô ra vào là 29.000 lược xe vào giờ cao điểm.

TPHCM đang nỗ lực trong việc bảo đảm an toàn an, đáp ứng tối đa nhu cầu thị trường. Nhưng tuyệt đối không được giảm chất lượng dịch vụ.

Bên cạnh đó, cảng hàng không Việt Nam cũng tiếp tục mở rộng sân đỗ với 76ha đất quốc phòng giao không chỉ phục vụ đỗ tàu bay mà tạo đường lăn song song với hệ thống sân đỗ. Ngoài ra, cải thiện dịch vụ gửi xe cùng với nâng cao năng lực quản lý, trình độ chuyên môn, để tối ưu hoá chất lượng dịch vụ.

Các ý kiến đóng góp của một số đại biểu khác tham dự Hội thảo cũng đều xoay quanh cơ chế đền bù cho người dân sao cho hợp lý về kinh tế, chỗ ăn ở, việc làm, đảm bảo cuộc sống cho người dân ở nơi sinh sống mới.

Theo Báo Lao động


<