Menu
Menu
vi / en
Close
vi / en

Chiều 24/6, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã công bố và trao giải cuộc thi “Thi tuyển phương án thiết kế kiến trúc bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu thuộc Trung tâm Hoàng thành Thăng Long-Hà Nội.” Tổng công ty Tư vấn Xây dựng Việt Nam là một trong 3 đơn vị đạt giải khuyến khích của cuộc thi.

Chiều 24/6, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã công bố và trao giải cuộc thi “Thi tuyển phương án thiết kế kiến trúc bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu thuộc Trung tâm Hoàng thành Thăng Long-Hà Nội.” Tổng công ty Tư vấn Xây dựng Việt Nam là một trong  3 đơn vị đạt giải khuyến khích của cuộc thi.

 

10483932_541064256015395_993363731_n

 Phó tổng giám đốc VNCC Nguyễn Huy Khanh (thứ 3 từ trái sang) lên bục nhận giải thưởng cùng các đơn vị đoạt giải.

Ảnh Gia Huy

Cuộc thi tuyển phương án thiết kế kiến trúc bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu nhằm lựa chọn phương án thiết kế tốt nhất đảm bảo các nguyên tắc chung: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản của Khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu; bảo đảm kiến trúc thanh lịch và hài hòa với các công trình kiến trúc liền kề và cảnh quan chung của khu vực, tiến tới xây dựng một công viên lịch sử – văn hóa Hoàng thành Thăng Long, tôn vinh giá trị khu di sản, mang lại lợi ích cao nhất cho sinh hoạt cộng đồng.

Qua hơn 3 tháng phát động và triển khai, cuộc thi đã thu hút 24 đồ án của 23 đơn vị trong nước và quốc tế tham gia.

Các phương án tham gia dự thi thể hiện khá rõ hai xu hướng tạo hình kiến trúc chính: Xu hướng hình học đơn giản dưới dạng công trình và xu hướng hữu cơ, mềm mại hướng tới dạng vườn, công viên với quy mô và bố cục khác nhau. Mỗi xu hướng, xét theo các tiêu chí chấm chọn đều có ưu điểm và nhược điểm nhất định.

2 Giải Nhì, 1 Giải Ba, 3 Giải Khuyến khích đã được trao cho các phương án thiết kế.

2 giải Nhì trị giá 200 triệu đồng được trao cho 2 đơn vị là Công ty Studio Milou Singapore và Liên danh Viện Kiến trúc quốc gia (Bộ Xây dựng và Công ty TNHH Kỹ thuật bền vững Việt Nam);

1 giải Ba thuộc về Liên danh công ty cổ phần tư vấn và đầu tư xây dựng số 36 và Công ty cổ phần thiết kế và xây dựng công trình văn hóa;

3 đơn vị đoạt giải Khuyến khích gồm: Liên danh Viện kiến trúc, Quy hoạch đô thị và nông thôn và Công ty TNHH Group8Asia; Viện thiết kế 3 – Bộ môn Lý luận – Bảo tồn – Khoa Kiến trúc – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội;  và Văn phòng Kiến trúc 4 – Tổng công ty Tư vấn Xây dựng Việt Nam.

 

10459919_10201150762770125_5190768377602385306_nĐội hình KTS Văn phòng Kiến trúc 4 cùng KTS Nguyễn Huy Khanh – Phó tổng giám đốc VNCC kiêm Giám đốc VPKT4 chụp ảnh lưu niệm tại lễ trao giải

Cuộc thi không có giải nhất càng khẳng định mức độ khó và yêu cầu cao về một công trình vừa tạo điều kiện tốt nhất cho bảo tồn, phát huy giá trị di tích khảo cổ học, vừa là kiến trúc hấp dẫn, hòa nhập với khung cảnh, đáp ứng nhu cầu cuộc sống hiện đại, đồng thời mang dấu ấn Thăng Long – Hà Nội.

Phát biểu tại Lễ trao giải, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc tuyên dương các đơn vị đã tham gia cuộc thi nhằm bảo tồn kiến trúc và phát huy giá trị khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu. Phó Chủ tịch giao nhiệm vụ cho Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị liên quan, các kiến trúc sư, nhà khoa học khẩn trương triển khai và hoàn thiện công tác chuẩn bị đầu tư Dự án, bám sát các yêu cầu theo Quyết định 696/QĐ-TTg ngày 8/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ; nghiên cứu, tiếp thu ý tưởng của các đồ án tham gia dự thi phù hợp với Quy hoạch đã được duyệt trình thành phố phê duyệt.

Phó Chủ tịch cũng đề nghị các kiến trúc sư, nhà khoa học, các tác giả tham gia cuộc thi tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng của TP Hà Nội trong quá trình triển khai những công việc tiếp theo để có được những sản phẩm tốt nhất thực hiện theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và tôn vinh giá trị khu di tích, xứng tầm Di sản văn hóa thế giới.

 

Đồ án thiết kế dự thi của VNCC đã cố gắng kiến giải các không gian đương đại nhằm tái hiện không khí văn hóa – lịch sử của Khu di tích khảo cổ học này, thể hiện ở giải pháp mặt bằng – tổ chức không gian – hoạt động – thiết kế chi tiết, sao cho mỗi khu vực khảo cổ sẽ đưa tới một ấn tượng – một thông điệp riêng cho khách tham quan.

 

18_HD_Page_05_web

Một trong những yếu tố quan trọng, đó chính là tôn trọng mạng lưới cây xanh (ở tỉ lệ khu phố – ilot, và tỉ lệ khu vực), khai thác mạng lưới này và thiết kế các công trình chẳng những không lấn át, mà có hình thái kiến trúc phù hợp nhằm nằm khiêm tốn dưới các tán cây khu vực này.

 

18_HD_Page_06_web

 

Bằng việc đưa tới những trải nghiệm cho khách tham quan trong không gian đầy ẩn dụ của “Hành trình ký ức”, Đồ án gửi gắm một triết lý thiết kế, được khởi phát từ nhận thức về thế giới quan và nhân sinh quan của đạo Phật, về thái độ của chúng ta đối với những di sản cha ông để lại, nâng niu, trân trọng, và phát huy, nhưng

   “ …Hãy trả về đất những gì thuộc về đất…”

 

18_HD_Page_13_web