Theo Quyết định này, phạm vi lập Quy hoạch vùng trung du và miền núi Bắc Bộ gồm 14 tỉnh, được phân ra thành 03 vùng không gian với định hướng phát triển phù hợp với điều kiện địa lý, kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng của từng vùng là: Vùng biên giới Việt - Trung, vùng biên giới Việt - Lào và vùng trung du gò đồi.
Cụ thể: Đối với vùng trung du gò đồi, gồm các tỉnh Bắc Giang, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Tuyên Quang, Yên Bái, Phú Thọ và Hòa Bình, sẽ hình thành các trung tâm kinh tế – đô thị, các khu cụm công nghiệp, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, xã hội để giảm tải cho Thủ đô Hà Nội; phấn đấu đến năm 2030, có khoảng 120 đô thị, gồm 47 đô thị cải tạo, 34 đô thị nâng loại và 39 đô thị mới. Riêng khu vực giáp vùng Hà Nội thuộc 04 tỉnh Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang và Hòa Bình, sẽ tập trung phát triển hệ thống đô thị gắn với các cụm công nghiệp khai khoáng, vật liệu xây dựng, hóa chất, thủy điện; các trung tâm dịch vụ du lịch, thương mại tổng hợp…; trong đó Thành phố Thái Nguyên, Việt Trì là đô thị loại I.
Đối với vùng biên giới Việt – Trung, gồm các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai và Lai Châu, cần bảo vệ sinh thái tự nhiên, nguồn nước, rừng đặc dụng, rừng đầu nguồn; phát triển kinh tế tổng hợp, trong đó kinh tế cửa khẩu, công nghiệp khai khoáng là chủ đạo; duy trì quan hệ mật thiết với các tỉnh phía nam Trung Quốc…
Tại vùng biên giới Việt – Lào, gồm tỉnh Điện Biên, Sơn La và các huyện phía Tây tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, là vùng có vị trí chiến lược về an ninh quốc phòng đối với cả nước, sẽ tập trung phát triển lâm nghiệp, bảo vệ rừng đầu nguồn và đa dạng sinh học; công nghiệp khai khoáng, thủy điện, chế biến nông lâm, vật liệu xây dựng; du lịch văn hóa, sinh thái và nghỉ dưỡng… Riêng tại khu vực 02 tỉnh Điện Biên và Sơn La, hình thành đô thị hạt nhân gắn với các cụm công nghiệp, trung tâm du lịch, giao lưu kinh tế cửa khẩu, thủy điện và thủy lợi.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.
Nguồn: mofa.gov.vn
26/04/2024
Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2024