1. Với việc chấp thuận địa điểm xây dựng công trình gồm: Tài liệu hoặc bản vẽ thể hiện rõ địa điểm, hướng gió chủ đạo, các thông tin về địa hình của khu đất, về khí hậu, thuỷ văn, khoảng cách từ công trình dự kiến xây dựng đến các cơ sở, công trình xung quanh.
1. Với việc chấp thuận địa điểm xây dựng công trình gồm:
Tài liệu hoặc bản vẽ thể hiện rõ địa điểm, hướng gió chủ đạo, các thông tin về địa hình của khu đất, về khí hậu, thuỷ văn, khoảng cách từ công trình dự kiến xây dựng đến các cơ sở, công trình xung quanh.
2. Đối với thiết kế công trình:
– Bản sao giấy phép đầu tư và chứng chỉ quy hoạch hay thoả thuận về địa điểm của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
– Các bản vẽ và bản thuyết minh thể hiện những nội dung yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy quy định tại Điều 13 hoặc Điều 14 của Nghị định 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003:
* Yêu cầu phòng cháy và chữa cháy khi lập quy hoạch, dự án xây dựng mới:
+ Địa điểm xây dựng công trình, cụm công trình, bố trí các khu đất, các lô nhà phải bảo đảm chống cháy lan, giảm tối thiểu tác hại của nhiệt, khói bụi, khí độc do đám cháy sinh ra đối với các khu vực dân cư và công trình xung quanh;
+ Hệ thống giao thông, khoảng trống phải đủ kích thước và tải trọng bảo đảm cho phương tiện chữa cháy cơ giới triển khai các hoạt động chữa cháy;
+ Hệ thống cấp nước bảo đảm việc cấp nước chữa cháy; hệ thống thông tin liên lạc, cung cấp điện phải bảo đảm phục vụ các hoạt động chữa cháy, thông tin báo cháy;
+ Trong dự án phải có dự toán kinh phí cho các hạng mục phòng cháy và chữa cháy.
* Yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy khi lập dự án và thiết kế xây dựng công trình:
+ Địa điểm xây dựng công trình bảo đảm khoảng cách an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với các công trình xung quanh;
+ Bậc chịu lửa hay mức độ chịu lửa của công trình phù hợp với quy mô, tính chất hoạt động của công trình; có giải pháp đảm bảo ngăn cháy và chống cháy lan giữa các hạng mục của công trình và giữa công trình này với công trình khác;
+ Công nghệ sản xuất, hệ thống điện, chống sét, chống nổ của công trình và bố trí các hệ thống, máy móc, thiết bị vật tư bảo đảm các yêu cầu an toàn về phòng cháy và chữa cháy;
+ Hệ thống thoát nạn gồm cửa, lối đi, hành lang, cầu thang chung, cửa, lối đi, cầu thang dành riêng cho thoát nạn, thiết bị chiếu sáng và chỉ dẫn lối thoát, thiết bị thông gió và hút khói, thiết bị cứu người, thiết bị báo tín hiệu bảo đảm cho việc thoát nạn nhanh chóng, an toàn khi xảy ra cháy;
+ Hệ thống giao thông, bãi đỗ phục vụ cho phương tiện chữa cháy cơ giới hoạt động bảo đảm kích thước và tải trọng; hệ thống cấp nước chữa cháy bảo đảm yêu cầu phục vụ chữa cháy;
+ Hệ thống báo cháy, hệ thống chữa cháy và phương tiện chữa cháy khác bảo đảm số lượng, vị trí lắp đặt và các thông số kỹ thuật phù hợp với đặc điểm và tính chất hoạt động của công trình;
+ Trong dự án và thiết kế phải có dự toán kinh phí cho các hạng mục phòng cháy và chữa cháy.
2. Số lượng hồ sơ:
03 (ba) bộ, nếu hồ sơ thể hiện bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch ra tiếng Việt kèm theo và hồ sơ phải có xác nhận của chủ đầu tư.
Các bản vẽ và bản thuyết minh, sau khi đã thẩm duyệt, được trả lại cho chủ đầu tư 02 bộ, cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy trực tiếp thẩm duyệt giữ lại 01 bộ để kiểm tra thi công, nghiệm thu công trình về phòng cháy và chữa cháy và trả lại chủ đầu tư lưu theo quy định sau khi công trình được nghiệm thu và đưa vào hoạt động…
3. Thi công, Kiểm tra thi công, nghiệm thu PCCC đưa vào sử dụng:
a. Kiểm định phương tiện PCCC
Việc kiểm định phương tiện PCCC được quy định tại khoản 7, Điều 57 Luật PCCC.
Tại điểm b khoản 4 Điều 17, Nghị định số 35/2003/NĐ-CP quy định việc kiểm định thiết bị, phương tiện PCCC do cơ quan Cảnh sát PCCC tiến hành.
Mục XX Thông tư số 04/2004/TT-BCA quy định nội dung, phương thức và thủ tục kiểm định phương tiện PCCC như sau:
– Về nội dung kiểm định:
+ Kiểm định chủng loại mẫu mã phương tiện PCCC;
+ Kiểm định các thông số kỹ thuật liên quan đến chất lượng phương tiện PCCC.
– Về phương thức kiểm định:
+ Kiểm tra nguồn gốc xuất xứ, thời gian sản xuất, số sê ri và các thông số kỹ thuật của phương tiện PCCC;
+ Kiểm tra chủng loại, mẫu mã;
+ Kiểm tra, thử nghiệm, thực nghiệm theo phương pháp lấy mẫu xác suất; đối với mỗi lô hàng cùng chủng loại, mẫu mã tiến hành kiểm định mẫu không quá 5% số lượng phương tiện cần kiểm định, nhưng không ít hơn 10 mẫu; trường hợp số lượng phương tiện cần kiểm định dưới 10 thì kiểm định toàn bộ; .
+ Đánh giá kết quả và lập biên bản kiểm định theo mẫu PC20 Phụ lục 1 Thông tư số 04/2004/TT-BCA;
+ Cấp "Giấy chứng nhận kiểm định" theo mẫu PC21 Phụ lục 1 hoặc dán tem, đóng dấu kiểm định theo mẫu PC22 Phụ lục 1 Thông tư số 04/2004/TT-BCA.
– Thủ tục kiểm định phương tiện PCCC:
Hồ sơ đề nghị kiểm định gồm:
+ Đơn đề nghị kiểm định của chủ phương tiện PCCC theo mẫu PC23 Phụ lục 1 Thông tư số 04/2004/TT-BCA;
+ Các tài liệu kỹ thuật của phương tiện PCCC;
+ Chứng nhận chất lượng phương tiện PCCC của cơ quan có thẩm quyền (nếu có);
+ Chứng nhận xuất xưởng của phương tiện PCCC.
+ Hồ sơ đề nghị kiểm định nếu bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch ra tiếng Việt và cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị kiểm định phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản dịch đó.
+ Chủ phương tiện chuẩn bị 2 bộ hồ sơ và cung cấp mẫu phương tiện cần kiểm định theo yêu cầu của cơ quan Cảnh sát PCCC.
b. Kiểm tra thi công về PCCC
Kiểm tra thi công về PCCC được quy định tại mục V, Thông tư số 04/2004/TT-BCA như sau:
– Kiểm tra thi công về PCCC gồm kiểm tra thi công các hạng mục về PCCC và lắp đặt thiết bị PCCC theo thiết kế đã được thẩm duyệt. Việc kiểm tra thi công về PCCC được thực hiện ít nhất một lần ở giai đoạn thi công, lắp đặt các thiết bị này và kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu thi công, lắp đặt sai thiết kế được duyệt;
– Cục Cảnh sát PCCC thực hiện kiểm tra thi công về PCCC những công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn PCCC do mình thẩm duyệt;
– Phòng Cảnh sát PCCC thực hiện kiểm tra việc thi công về PCCC đối với những công trình do mình thẩm duyệt và những công trình được Cục Cảnh sát PCCC uỷ quyền hoặc yêu cầu;
– Trong trường hợp xét thấy cần thiết, Cục Cảnh sát PCCC sẽ cùng với Phòng Cảnh sát PCCC tiến hành kiểm tra thi công về PCCC;
– Khi kiểm tra thi công về PCCC, đại diện của chủ đầu tư, chủ phương tiện, đại diện đơn vị thi công phải có mặt tham gia, đồng thời chủ đầu tư có thể mời các thành phần khác có liên quan trực tiếp tham gia nếu thấy cần thiết. Chủ đầu tư, chủ phương tiện và nhà thầu phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, tài liệu và đảm bảo cho điều kiện cần thiết phục vụ cho việc kiểm tra.
– Hồ sơ phục vụ kiểm tra thi công bao gồm hồ sơ thiết kế được duyệt và các chứng chỉ, tài liệu cần thiết liên quan đến chất lượng thi công, lắp đặt các thiết bị PCCC;
– Chủ đầu tư, chủ phương tiện có trách nhiệm thông báo tiến độ thi công công trình, lắp đặt thiết bị PCCC cho Phòng Cảnh sát PCCC ở địa phương nơi có công trình xây dựng;
– Trước khi tiến hành kiểm tra thi công ít nhất 3 ngày làm việc, cơ quan Cảnh sát PCCC phải thông báo cho chủ đầu tư, chủ phương tiện về thời gian, nội dung, kế hoạch kiểm tra;
– Kết quả kiểm tra được ghi vào biên bản theo mẫu PC3 Phụ lục 1 Thông tư số 04/2004/TT-BCA. Chủ đầu tư, chủ phương tiện có trách nhiệm thực hiện đầy đủ và đúng thời hạn những kiến nghị của cơ quan kiểm tra đã nêu trong biên bản.
c. Nghiệm thu về PCCC
Nghiệm thu về PCCC được quy định tại Điều 18, Nghị định số 35/2003/NĐ-CP như sau:
– Công trình xây dựng đã được thẩm duyệt về PCCC phải được tổ chức nghiệm thu về PCCC trước khi chủ đầu tư tiến hành nghiệm thu công trình. Nghiệm thu về PCCC bao gồm nghiệm thu từng phần, từng giai đoạn, từng hạng mục và nghiệm thu bàn giao công trình; riêng đối với các bộ phận của công trình khi thi công bị che khuất thì phải được nghiệm thu trước khi tiến hành các công việc tiếp theo.
– Văn bản nghiệm thu về PCCC là một trong những căn cứ để chủ đầu tư nghiệm thu, quyết toán và đưa công trình vào sử dụng.
Nội dung này được cụ thể hoá tại Mục VI, Thông tư số 04/2004/TT-BCA như sau:
– Nghiệm thu về PCCC là một phần việc trong nghiệm thu tổng thể công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn PCCC.
– Hồ sơ nghiệm thu về PCCC do chủ đầu tư, chủ phương tiện chuẩn bị gồm:
+ Giấy chứng nhận thẩm duyệt về PCCC và Biên bản kiểm tra thi công về PCCC của cơ quan Cảnh sát PCCC;
+ Báo cáo của chủ đầu tư, chủ phương tiện về tình hình kết quả thi công, kiểm tra, kiểm định, thử nghiệm và nghiệm thu các hệ thống, thiết bị và kết cấu PCCC;
+ Văn bản, chứng chỉ kiểm định thiết bị, phương tiện PCCC đã lắp đặt trong công trình;
+ Biên bản thử nghiệm và nghiệm thu từng phần và tổng thể các hạng mục, hệ thống PCCC;
+ Các bản vẽ hoàn công hệ thống PCCC và các hạng mục liên quan đến PCCC;
+ Tài liệu, quy định hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng các thiết bị, hệ thống PCCC của công trình, của phương tiện;
+ Văn bản nghiệm thu các hạng mục, hệ thống, thiết bị kỹ thuật khác có liên quan đến PCCC;
+ Các văn bản và hồ sơ nêu trên phải có đủ dấu, chữ ký của chủ đầu tư, chủ phương tiện, nhà thầu, đơn vị thiết kế, nếu thể hiện bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch ra tiếng Việt;
+ Riêng các bản vẽ hoàn công của hệ thống PCCC và của các hạng mục có liên quan đến PCCC chỉ dịch ra tiếng Việt những nội dung cơ bản theo yêu cầu của cơ quan Cảnh sát PCCC.
– Nội dung và trình tự kiểm tra nghiệm thu:
+ Kiểm tra nội dung và tính pháp lý của hồ sơ nghiệm thu về PCCC do chủ đầu tư, chủ phương tiện chuẩn bị;
+ Kiểm tra thực tế các điều kiện về PCCC của công trình theo thiết kế đã thẩm duyệt;
+ Tổ chức thử nghiệm hoạt động thực tế các hệ thống, thiết bị PCCC của công trình khi xét thấy cần thiết.
– Kết quả kiểm tra và thử nghiệm được lập thành biên bản theo mẫu PC3 Phụ lục I Thông tư số 04/2004/TT-BCA.
Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày các bên liên quan thông qua biên bản, cơ quan Cảnh sát PCCC có trách nhiệm xem xét, nếu đạt các yêu cầu thì ra văn bản nghiệm thu về PCCC.
– Phân cấp kiểm tra nghiệm thu về PCCC:
+ Cục Cảnh sát PCCC kiểm tra nghiệm thu và ra văn bản nghiệm thu về PCCC đối với các công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn PCCC do Cục Cảnh sát PCCC thẩm duyệt;
+ Phòng Cảnh sát PCCC kiểm tra nghiệm thu và ra văn bản nghiệm thu về PCCC đối với các công trình do Phòng Cảnh sát PCCC thẩm duyệt và các công trình do Cục Cảnh sát PCCC ủy quyền.