Giải thưởng Kiến trúc Quốc gia 2024–2025 là lần tổ chức thứ 16 của giải thưởng danh giá nhất trong lĩnh vực kiến trúc tại Việt Nam, do Thủ tướng Chính phủ thành lập và được tổ chức bởi Hội Kiến trúc sư Việt Nam phối hợp với Bộ Xây dựng và Bộ Văn […]
Giải thưởng Kiến trúc Quốc gia 2024–2025 là lần tổ chức thứ 16 của giải thưởng danh giá nhất trong lĩnh vực kiến trúc tại Việt Nam, do Thủ tướng Chính phủ thành lập và được tổ chức bởi Hội Kiến trúc sư Việt Nam phối hợp với Bộ Xây dựng và Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch. Giải thưởng được tổ chức định kỳ hai năm một lần nhằm thúc đẩy sáng tạo, tôn vinh các tác phẩm kiến trúc xuất sắc và góp phần định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam.
Giải thưởng Kiến trúc Quốc gia 2024–2025 đã nhận được 239 công trình, tác phẩm dự thi. VNCC vô cùng vinh dự nhận 2 Giải đồng Giải thưởng Kiến trúc Quốc gia 2024-2025 của Hội kiến trúc Việt Nam với 2 tác phẩm:
– Tác phẩm 01: Han Jardin
Tác giả: Azaia Lee, Nguyễn Trường Linh, Hoàng Nghĩa Hà (VNCC)
Hạng mục: Kiến trúc nhà ở
Diện tích đất: 125.000m2
Địa điểm: Hà Nội
Năm hoàn thành: 2024
– Tác phẩm 02: Trụ sở VNCC
Tác giả: Nguyễn Huy Khanh, Hoàng Thị Quỳnh Ngọc và cộng sự
Hạng mục: Kiến trúc công cộng
Diện tích đất: 1627m2
Địa điểm: Hà Nội
Năm hoàn thành: 2018
Đôi nét về tác phẩm: Han Jardin
“Han Jardin là thiết kế được tổng hòa từ những giá trị kết nối giữa con người và thiên nhiên, địa điểm và trải nghiệm. Nhờ đó được chủ đầu tư đánh giá rất cao, công trình tạo ra một chuẩn mực mới cho các dự án hỗn hợp văn phòng và nhà ở sáng tạo.
Theo từ điển tiếng Pháp, “Jardin có nghĩa là khu vườn. Jardin là sự hòa quyện giữa nhiều yếu tố: đất trời, cây cỏ, không khí, ánh sáng tạo lên một không gian sống nhẹ nhàng, bình yên, trong lành.
Thiết kế hướng đến mục tiêu mang đến trải nghiệm nhiều lớp với cảm giác phiêu lưu và tương tác xã hội, tận dụng vị trí gần Hồ Tây của khu đất.
Lấy cảm hứng từ các họa tiết sóng, thiết kế bao gồm các đường cong lớn hơn cho bục bán lẻ và các biến thể êm dịu hơn cho ban công nhà ở.
Với vẻ ngoài sang trọng và nổi bật, dự đoán trong tương lại đây sẽ là một điểm sáng của thành phố Hà Nội.
Han Jardin từ xa đã hiện lên với hình ảnh những đường nét mềm mại của khối đế. Những đường cong này được thống nhất và liền mạch nối tiếp phần đế tới phần tháp của công trình, đồng thời kết nối hài hòa với tòa No1 -T8 tạo thành một thể thống nhất.
Phần Facade của khối đế cũng là một bài toán khó đối với đội ngũ thiết kế, với những hình thái uốn lượn của thiết kế, nhiều loại vật liệu đã được nghiên cứu và đề xuất để phù hợp với điều kiện khí hậu của miền Bắc cũng như theo sát được với ý tưởng ban đầu.
Khối thương mại và văn phòng của Han Jardin được thiết kế với những đường nét lấy cảm hứng từ thiên nhiên, được sử dụng một các triệt để và liền mạch từ ngoài vào trong, tạo nên một tổng thể nhất quán.
Đôi nét về tác phẩm: Trụ sở VNCC
Lấy biểu tượng logo của Tổng công ty Tư vấn xây dựng Việt Nam – VNCC làm ý tưởng để tạo ra các module chắn nắng.
Module chần năng được kết hợp với hệ tham chiếu đường biểu kiến hàng năm của mặt trời để tạo ra các module có khả năng biến đổi thích ứng – tự động hóa (facade automation), đồng thời gắn Liền với mục đích sử dụng. Phân vị của cấu trúc mặt đứng này sẽ được tích hợp một cách thống nhất với hệ giằng chéo kết cấu trong mô hình chịu lực tổng thể của công trình. Một module tại thời điểm có góc chiếu sáng nhiều nhất (vào mùa nóng) sẽ có độ bao phủ nhiều nhất, từ 4 đến 8 lam chắn, được giảm dần theo mức độ chiếu sáng. Một module tại thời điểm có góc chiếu sáng ít nhất (mùa lạnh) sẽ được bao phủ ít nhất, từ 0 đến 4 lam chắn Hiệu ứng đặc rồng từ lớp vỏ bao che cùng giải pháp giải phóng không gian tầng một (dựa trên nguyên tắc Kiềng ba chân) tạo cho công trình một hiệu ứng cộng hưởng trong việc biểu hiện ánh sáng về đêm.
Xuyên suốt từ thiết kế tới vận hành, thiết kế luôn lấy con người làm trung tâm, hướng tới công trình có kiến trúc đặc thù và tiêu chuẩn hiện đại nhằm phục vụ tốt nhất cho khối làm việc với môi trường vi khí hậu đảm bảo.
Do sự khống chế nghiêm ngặt trong quy hoạch tổng thể về số tầng và chiều cao tuyệt đối của công trình, nên các tầng của tòa nhà bị hạn chế rõ rệt về chiều cao. Trong bối cảnh đó, các hệ thống cơ điện, thông gió, điều hoà… cũng được thiết kế một cách đặc biệt và tối ưu hóa, tích hợp vào cấu trúc chung vừa đảm bảo an toàn sử dụng, yêu cầu vận hành phức hợp, đồng thời vẫn đảm bảo yếu tố thẩm mỹ. Tại nhiều vị trí trong công trình, các hệ thống kỹ thuật cơ điện được chủ đích để lộ nhằm biểu đạt vẻ đẹp tự thân.
Phương án thiết kế hệ thống điều hòa không khí và thông gió được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm kết cấu, kiến trúc xây dựng và chức năng sử dụng, yêu cầu về các thông số nhiệt độ, độ ẩm, độ ồn, độ sạch không khí. Mục tiêu của phương án là đưa ra một giải pháp tổng thể, nhằm tạo ra một môi trường vi khí hậu phù hợp, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn, tiện ngồi cho các phòng chức năng và đảm bảo kiến trúc công trình.
Hệ thống Phòng cháy chữa cháy là hệ thống đồng bộ và hoàn thiện theo xu hướng phát triển của công nghệ đáp ứng yêu cầu sử dụng và đặc biệt đáp ứng quy chuẩn của Nhà nước trong bối cảnh diện tích của công trình khá hạn chế. Hệ thống có sự kết hợp giữa hệ thống chữa cháy tự động, các biện pháp an toàn phòng hoả và tổ chức không gian thuận tiện cho việc thoát người, cũng như các kịch bản tiếp cận từ bên ngoài khi có sự cố (thông qua các patio, sân mái…)
20/05/2025
GIẢI THƯỞNG KIẾN TRÚC QUỐC GIA 2024-202528/04/2025
Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2025