Ngày 28/12, Bộ Xây dựng đã có Thông tư 12/2012/TT-BXDvề việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia “Nguyên tắc phân loại, phân cấp công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị”, mã số QCVN 03:2012/BXD.
Ngày 28/12, Bộ Xây dựng đã có Thông tư 12/2012/TT-BXDvề việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia “Nguyên tắc phân loại, phân cấp công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị”, mã số QCVN 03:2012/BXD.
Quy chuẩn này quy định những nguyên tắc chung để phân loại, phân cấp và xác định cấp công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị (gọi tắt là phân loại, phân cấp công trình) nhằm làm cơ sở để xác định các giải pháp kinh tế kỹ thuật khi lập và xét duyệt các dự án đầu tư, thiết kế và xây dựng công trình.
Đối tượng áp dụng là các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị.
Việc xác định cấp công trình hoặc cấp các hạng mục công trình trong dự án đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo do chủ đầu tư xác định và phải được người quyết định đầu tư phê duyệt.
Theo đó, về nguyên tắc phân loại công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị được xác định theo công năng sử dụng.
Trong từng nhóm phân loại bao gồm các công trình có tên gọi cụ thể (Xem phụ lục A).
Đối với công trình dân dụng, công nghiệp và công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị không được nêu trong quy chuẩn này, việc phân loại công trình do các Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành quy định.
Thông tư cũng quy định nguyên tắc về phân cấp công trình dân dụng, công nghiệp và công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị
Mỗi loại công trình được chia thành năm cấp, bao gồm cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III và cấp IV.
Cấp công trình được xác định theo từng loại công trình, căn cứ vào tầm quan trọng, quy mô, yêu cầu kỹ thuật xây dựng, tuổi thọ của công trình và mức độ an toàn cho người và tài sản trong công trình đó. Cấp công trình được xác định cho từng công trình (hoặc từng hạng mục công trình) của một dự án xây dựng; Khi cấp của công trình xây dựng được quy định theo nhiều tiêu chí khác nhau thì cấp của công trình được xác định theo tiêu chí của cấp cao nhất; Trong một dự án xây dựng, các công trình có chức năng khác nhau thì có các cấp công trình khác nhau, nhưng phải ưu tiên cấp công trình ở mức cao cho khối công trình chính; Cấp công trình được xác định phải căn cứ vào các yêu cầu sau :
–
Mức độ an toàn cho người và tài sản;
– Độ bền, tuổi thọ công trình trong suốt niên hạn sử dụng, chịu được mọi tác động bất lợi của điều kiện khí hậu, tác động lý học, hoá học và sinh học;
– Độ an toàn khi có cháy trong giới hạn chịu lửa cho phép.
Việc xác định cấp công trình dân dụng (bao gồm nhà ở, nhà và công trình công cộng) phải căn cứ vào mức độ tập trung đông người và yêu cầu về bậc chịu lửa của nhà và công trình được quy định tại QCVN 06:2010/BXD.
Độ an toàn, bền vững của công trình phải được xác định trên cơ sở các yêu cầu an toàn về khả năng chịu lực của công trình (nền móng, kết cấu); an toàn khi sử dụng, khai thác vận hành công trình; an toàn phòng cháy và chữa cháy (bậc chịu lửa của các bộ phận chủ yếu của công trình như cột, tường, sàn, mái) được chia ra 4 bậc như sau:
–
Bậc I: Niên hạn sử dụng trên 100 năm;
– Bậc II: Niên hạn sử dụng từ 50 năm đến 100 năm;
– Bậc III: Niên hạn sử dụng từ 20 năm đến dưới 50 năm;
– Bậc IV: Niên hạn sử dụng dưới 20 năm.
Độ bền vững của công trình phải đảm bảo độ ổn định, không bị lún nứt, biến dạng quá giới hạn cho phép làm ảnh hưởng đến tuổi thọ công trình và các công trình lân cận trong suốt thời gian thi công và đưa vào khai thác sử dụng.
Kết cấu công trình và nền phải được tính toán với các tải trọng và tổ hợp tải trọng bất lợi nhất tác động lên chúng, kể cả tải trọng gây phá hoại theo thời gian. Trong đó các tải trọng liên quan đến điều kiện tự nhiên phải phù hợp với QCVN 02:2009/BXD.
Độ ổn định của công trình phải được tính toán phù hợp với mọi yếu tố tác động lên chúng như tải trọng gió, ngập lụt do mưa bão, mực nước biển dâng, sạt lở đất, động đất, ăn mòn, dông sét và các tác nhân bất lợi khác.
Vật liệu sử dụng phải đảm bảo độ bền lâu, đáp ứng yêu cầu sử dụng, không bị biến dạng, phù hợp với điều kiện khí hậu của địa phương và phải đảm bảo các yêu cầu về an toàn sức khỏe như quy định trong QCXDVN 05:2008/BXD.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/02/2013 và thay thế Thông tư số 33/2009/TT-BXD ngày 30/9/2009 về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân loại, phân cấp công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị, mã số QCVN 03:2009/BXD.
Download File đính kèm tại đây:
http://www.moc.gov.vn/en/web/guest/home?p_p_id=legalcontent_INSTANCE_2pBh&p_p_lifecycle=0&p_p_col_id=column-2&p_p_col_pos=2&p_p_col_count=11&_legalcontent_INSTANCE_2pBh_struts_action=%2Flegalcontent%2Fview&_legalcontent_INSTANCE_2pBh_language=vi_VN&_legalcontent_INSTANCE_2pBh_groupId=18&_legalcontent_INSTANCE_2pBh_cmd=documentview&_legalcontent_INSTANCE_2pBh_docid=170647
Trung tâm Thông tin
Nguồn: Thông tư 12/2012/TT-BXD.